Ngày 6/9/2022, Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC) đã ban hành Kế hoạch hành động với sự tham gia của nhiều bên và các chính sách khác nhau nhằm đề cao những đóng góp của nghề nghiệp kế toán - kiểm toán cũng như sự hỗ trợ mạnh mẽ đối với hệ sinh thái chống tham nhũng. Kế hoạch hành động chống tham nhũng và tội phạm kinh tế gồm 5 trụ cột và đặt ra hơn 30 hành động cụ thể cho IFAC và nghề nghiệp kế toán - kiểm toán liên quan đến nhiều lĩnh vực như: giáo dục, chính sách chứng thực, chuẩn mực toàn cầu, quan hệ đối tác và lãnh đạo.
5 trụ cột gồm:
- Khai thác toàn bộ tiềm năng của Giáo dục và Phát triển nghề nghiệp
- Hỗ trợ các chuẩn mực toàn cầu
- Đóng góp vào hoạch định chính sách chứng thực
- Tăng cường sự tác động thông qua Cam kết và Đối tác
- Đóng góp chuyên môn thông qua tư tưởng lãnh đạo và vận động
Ông Kevin Dancey - Giám đốc điều hành IFAC cho hay: “Tham nhũng và các tội phạm kinh tế liên quan như rửa tiền, hối lộ, trốn thuế và gian lận, là những trở ngại đáng kể đối với sự tăng trưởng kinh tế và phát triển con người và mục đích cuối cùng là đạt được 17 mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc” “Kế hoạch hành động này có kể đến một số hành động đã thực hiện và một số thách thức mới để khẳng định nghề nghiệp kế toán - kiểm toán trên toàn cầu là một đồng minh quan trọng trong cuộc chiến này. Chúng tôi mong muốn được hợp tác với các tổ chức thành viên và các đối tác khác để tạo ra sự khác biệt thực sự và thúc đẩy sự thay đổi tích cực”.
Mục tiêu tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc là mục tiêu phổ quát được thiết kế nhằm chấm dứt đói nghèo, bảo vệ hành tinh và đảm bảo rằng tất cả mọi người được hưởng hòa bình và thịnh vượng vào năm 2030 ở mỗi quốc gia thành viên Liên hiệp quốc, bao gồm:
1. Xóa nghèo
10. Giảm bất bình đẳng
2. Không còn nạn đói
11. Các thành phố và cộng đồng bền vững
3. Sức khỏe và có cuộc sống tốt
12. Tiêu thụ và sản xuất có trách nhiệm
4. Giáo dục có chất lượng
13. Hành động về khí hậu
5. Bình đẳng giới
14. Tài nguyên và môi trường biển
6. Nước sạch và vệ sinh
15. Tài nguyên và môi trường trên đất liền
7. Năng lượng sạch với giá thành hợp lý
16. Hòa bình, công lý và các thể chế mạnh mẽ
8. Công việc tốt và tăng trưởng kinh tế
17. Quan hệ đối tác vì các mục tiêu
9. Công nghiệp, sáng tạo và Phát triển hạ tầng
Kế hoạch hành động đề cao cam kết trách nhiệm của của nghề nghiệp kế toán - kiểm toán trong việc chống tham nhũng cũng như tội phạm kinh tế trên phạm vi rộng rộng lớn. Kế hoạch này đưa ra cách tiếp cận của nghề nghiệp đến các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp và lĩnh vực công để đóng góp trực tiếp vào cuộc chiến chống tham nhũng và gián tiếp bằng cách hỗ trợ sự hội nhập và minh bạch trong kinh doanh và chính phủ cũng như hoạch định chính sách trong nước và toàn cầu một cách hiệu quả.
Kế hoạch hành động được sự ủng hộ và tham gia sâu rộng của 180 tổ chức và thành viên của IFAC, cũng như các nhóm tư vấn, đối tác mạng lưới và các tổ chức quan trọng toàn cầu khác. Lấy cảm hứng từ Chiến lược chống tham nhũng đối với nghề luật sư của Hiệp hội luật sư quốc tế (IBA), Kế hoạch hành động đã được phát triển với sự phối hợp chặt chẽ với IBA để tiếp thêm nhiều năng lượng cho chiến lược quan trọng này.
Xem đầy đủ Kế hoạch hành động này TẠI ĐÂY!