Bàn về nội dung kế toán trách nhiệm

" Kế toán trách nhiệm" - Một khái niệm mới do nhiều nhóm chuyên gia kế toán có liên quan đến trách nhiệm của từng nhà quản lý trong một tổ chức, doanh nghiệp nhằm đánh giá trách nhiệm của mỗi nhà quản lý ...". Dưới đây giới thiệu bài viết liên quan./.

 

Bàn về nội dung kế toán trách nhiệm

 

TS. Lưu Đức Tuyên - Học viên Tài chính

Có thể thấy:

Thứ nhất, Kế toán trách nhiệm (KTTN) là một nội dung cơ bản của kế toán quản trị (KTQT), nhằm mục đích tạo ra hệ thống mông tin tài chính và phi tài chính có liên quan về những hoạt động thực tế và được lập kế hoạch. Những người đứng đầu đơn vị có trách nhiệm với tổ chức này.

Thứ hai, KTTN chỉ có thể thực hiện trong đơn vị có cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý được phân quyền rõ ràng. Hệ thống KTTN ở các tổ chức khác nhau rất đa dạng.

Thứ ba, các loại trung tâm trách nhiệm (TTTN) có mối liên hệ chặt chẽ với cơ cấu tổ chức theo các cấp quản lý của tổ chức này và có thể biểu diễn theo sơ đổ 1, trang 13, mối quan hệ cơ cấu tổ chức và các TTTN.

Thứ tư, KTTN gắn liền với sự phân cấp quản lý. Tức là có người quản lý giao quyền ra quyết định cho các cấp quản lý thấp hơn trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp (DN). Tùy theo đặc điểm từng DN, thì việc phân chia quyền hạn sẽ khác nhau và khi tiến hành phân cấp quản lý thì nếu DN chia ra quá nhiều cấp có thể dẫn đến bộ máy cồng kềnh, giảm hiệu quả hoạt động dẫn đến kết quả khó kiểm soát, quyết định của các Trung tâm có thể ảnh hưởng lẫn nhau và toàn bộ DN; thậm chí có thể dẫn đến sai lệch mục tiêu chung của DN và những sự trùng lắp.

Thứ năm, KTTN được hệ thống, thiết lập để ghi nhận, đo lường kết quả hoạt động trong tổ chức, trên cơ sở đó lập các báo cáo thực hiện nhằm phục vụ cho các nhà quản lý kiểm soát được hoạt động và chi phí của họ. Nói cách khác, KTTN là một phương pháp kế toán thu thập và báo cáo các thông tin dự báo và thực tế và các “đầu vào” và “đầu ra” của các TTTN. Trên cơ sở đó, xác định các chỉ tiêu cụ thể để đánh giá hoạt động của Trung tâm. KTTN đề cập đến nguyên tắc, thực tế và quy trình trong đó các chi phí và doanh thu được phân loại theo các TTTN, có trách nhiệm để gánh chịu các chi phí tương ứng với các khoản doanh thu. Là hệ thống kiểm soát nơi con người có thể thực hiện trách nhiệm đối với việc kiểm soát chi phí. Quản lý được thực hiện đối với người ở những mức độ khác nhau vì họ có thể nắm giữ vai trò khác nhau. KTTN là một công cụ được thiết lập để ghi nhận, cung cấp thông tin, đo lường, đánh giá

hoạt động của những bộ phận liên quan đến đầu tư, lợi nhuận, doanh thu, chi phí mà bộ phận đó có quyền kiểm soát và có trách nhiệm tương ứng, để từ đó nhằm kiểm soát hoạt động và kết nối các bộ phận, đơn vị trong DN với mục tiêu chung đảm bảo cho hoạt động DN hoạt động đúng định hướng, trật tự và hiệu quả.

Nội dung cơ bản của KTTN:

KTTN gắn liền với các Trung tâm liên quan, cụ thể:

Trung tâm chi phí: là bộ phận nhỏ nhất của hoạt động hoặc phạm vi trách nhiệm đối với chi phí có thể tính toán. Trách nhiệm trong TTCP chỉ được kiểm soát chi phí. Viện quản lý kế toán đã định nghĩa “TTCP là một sản phẩm, dịch vụ, địa điểm, chức năng, hoạt động và các trang bị thiết bị có chi phí có thể đóng góp với từng chi phí đơn vị”. Để việc quản lý thuận tiện với các tổ chức lớn thì thông thường sẽ được chia thành các phòng nhỏ như sản phẩm, marketing và tài chính...

Trung tâm doanh thu: là một TTTN có liên quan đến doanh thu (hoặc liên quan đến bán hàng), mà không liên quan đến các vấn đề chi phí. TTDT có thể không phải là TTLN hoặc trong các hoạt động marketing của tổ chức thương mại. Quỹ phát sinh chức năng của một tổ chức NFP có thể chia ra TTDT (với mỗi TTTN đối với khu vực địa lý) và một hoạt động marketing có thể chia thành TTDT (với mỗi trách nhiệm đối với phần khuôn mẫu sản phẩm đặc biệt). Là “Trung tâm tạo ra để phát sinh doanh thu với trách nhiệm với sản phẩm”.

Trung tâm lợi nhuận: là bộ phận của hoạt động hoặc phạm vi trách nhiệm đối với cả doanh thu và chi phí và tính toán. Thông thường tất cả các TTTN được xem xét là các TTLN. Mục đích chính của TTLN đó là tối đa lợi nhuận của các trung tâm này.

Trung tâm đầu tư: là phần trách nhiệm hoạt động đối với việc sử dụng chính xác tài sản được sử đụng. Người quản lý trung tâm mong muốn kiếm được lợi nhuận hoàn vốn trong phần tài sản nhân viên của Trung tâm đó. Các TTĐT sẽ là trách nhiệm đối với các TTTN lớn, tài sản của họ sẽ được loại trừ khỏi các trung tâm này Trung tâm đánh giá: là bộ phận của hoạt động hoặc phạm vi trách nhiệm đối với cả doanh thu và các chi phí biến đổi được tính toán hay là trung tâm mà chi phí biên hoặc chi phí cơ bản hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp

Trung tâm thu nhập: báo cáo kết quả của TTTN được xem xét không có sự nghiên cứu kiểm soát ngân sách và BCTC

KTTN gắn liền vói việc xác định các chỉ tiêu đánh giá:

CTR (Capital Turnover Ratio - tỷ lệ vốn trên doanh thu): phản ánh khả năng quản lý đối với việc bán hàng dựa trên việc đầu tư, chú ý nguồn của khoản đầu tư (như khoản nợ hoặc Vốn chủ sở hữu) luôn được coi là không phù hợp ROS (Rate of Return on Sales- tỷ lệ hoàn vốn trên doanh thu): là tỷ lệ hoàn vốn của doanh thu và ghi nhận khả năng quản lý để kiểm soát mức độ lan tỏa giữa giá và chi phí. Năng suất lao động và kiểm soát chi phí được phản ánh trong thước đo như là các nhân tố khác giống như mức bán hàng.

ROI (Return on Investment- tỷ lệ hoàn vốn đầu tư) chỉ ra sự giảm nhẹ của số liệu trước đó, do đó những người quản lý có thể không sẵn lòng chấp nhận dự án nếu việc kiểm soát cơ bản này.

NIBT (Net Income Before taxes): Thu nhập thuần trước thuế NIAT (Net Income After taxes): Thu nhập thuần sau thuế NI (Net income): Thu nhập thuần Sự chuyển giá: trong sự chia nhỏ tổ chức, các nhà quản lý các TTĐT khác nhau được khuyên khích để hoạt động như là những thực thể kinh tế riêng rẽ. Những sự riêng rẽ này hiếm khi hoàn thành, tuy nhiên, do hàng hóa và dịch vụ thường được cung cấp bởi một sự chia nhỏ, đặc biệt tập trung vào môi trường sản xuất. Rõ ràng giá trị được thực hiện trong các giao dịch nội bộ công ty, được biết như là sự chuyển giá. Thiếu sót của những sự chia nhỏ, giá trị được thực hiện dựa vào hàng hóa hoặc các dịch vụ được chuyển giao là chi phí (tuy nhiên được tính toán), và cái này vẫn được coi là sự chuyển giá. Tuy nhiên, có một sự thay đổi, phản ánh sự tự chia nhỏ tự nhiên nhằm mục đích chuyển mức giá trên chi phí, và ghi nhận lợi nhuận. Đó là đặc tính và địa điểm, và nguồn lực trọng yếu đối với điểm thuận của toàn bộ tổ chức, là khuôn mẫu cơ bản liên quan đến việc các vấn đề chuyển giá.

RI (Residual Income-phần thu nhập còn lại): phần thu nhập còn lại sẽ luôn tăng nếu mục tiêu dự án là ROI vượt quá tỷ lệ phần trăm chi phí Vốn. Thu nhập còn lại đã được phát triển từ sự thay đổi chuyển giá trị thu hồi khoản đầu tư ROI.

Mặc dù thông tin về KTTN có vai trò ngày càng quan trọng nhất là trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các DN như hiện nay. Do đó trong tương lai gần cần thiết phải có sự thống nhất và vận dụng một cách đồng bộ cả về mặt lý luận và thực tiễn việc hiểu và vận dụng nội dung của KTTN nhằm hoàn thiện nội dung cơ bản của KTQT nói chung góp phần cung cấp các thông tin kế toán trung thực, hữu ích hơn để giúp các nhà quản lý hoạch định và đưa ra các quyết định kịp thời, đúng đắn.

(Theo TCKT & KiT)

Trích nguồn:
Số lượt đọc: 5005

Đánh giá bài viết
Kết quả