Tài liệu hỗ trợ của IFAC (không mang tính bắt buộc) liên quan đến công nghệ: các câu hỏi thường gặp (FAQ) liên quan đến rủi ro của việc phụ thuộc vào công nghệ - Sử dụng công cụ - Kỹ thuật tự động (ATT) và các thông tin do hệ thống công nghệ tạo ra


Tài liệu này đề cập một số vấn đề:

-  Tác động của công nghệ khi kiểm toán viên áp dụng vào một cuộc kiểm toán được thực hiện theo quy định của Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế (ISA);

- Rủi ro kiểm toán khi phụ thuộc quá mức vào các công cụ và kỹ thuật tự động (ATT) và khi sử dụng thông tin được tạo ra từ hệ thống công nghệ thông tin của đơn vị;

- Một số giải pháp có thể giảm rủi ro phụ thuộc quá mức vào việc áp dụng các công cụ và kỹ thuật tự động (ATT) và thông tin được tạo ra từ hệ thống công nghệ thông tin của đơn vị.

 

Việc áp dụng công nghệ trong việc thực hiện trong các thủ tục kiểm toán có thể làm giảm những thiên lệch ​​nhất định của kiểm toán viên (ví dụ: thiên vị ý kiến, suy nghĩ nhóm,…) vì công nghệ chỉ xem xét thông tin mà nó được cung cấp, nó không có phụ thuộc vào tâm lý chủ quan của con người.

Tuy nhiên, việc áp dụng  nghệ cũng có thể làm phát sinh các rủi ro ​​khác, ví dụ như thiên lệch ​​tự động hóa. Thiên lệch ​​tự động hóa là xu hướng ưu tiên đầu ra được tạo ra từ các hệ thống tự động, ngay cả khi con người có lý do riêng hoặc thông tin mâu thuẫn được đặt ra liệu thông tin có đáng tin cậy hay phù hợp với mục đích hay không. Do đó, nguy cơ phụ thuộc quá mức vào thông tin hoặc công nghệ có nguy cơ tăng lên.

Vậy các doanh nghiệp kiểm toán có thể thực hiện những giải pháp nào để giúp kiểm toán viên giải quyết sự thiên lệch tự động hóa và rủi ro khi phụ thuộc quá mức vào ATT?

Thực hiện các chính sách hoặc thủ tục nhất định

Một số chính sách hoặc thủ tục của doanh nghiệp kiểm toán có thể giúp kiểm toán viên giải quyết rủi ro khi phụ thuộc quá mức vào ATT:

Doanh nghiệp kiểm toán yêu cầu tài liệu chứng minh nguồn lực công nghệ phải được áp dụng tập trung vào các hoàn cảnh, công việc phù hợp mà không phải áp dụng cho tất cả trường hợp, bao gồm:

• Khi nhóm kiểm toán xác định rằng ATT được sử dụng để thực hiện các thủ tục kiểm toán là phù hợp;

• Nhóm kiểm toán có năng lực và khả năng sử dụng ATT không;

• Liệu áp dụng ATT trong thực hiện các thủ tục kiểm toán có phù hợp với kế hoạch kiểm toán không.

Thiết kế hoặc điều chỉnh các nguồn lực công nghệ

Doanh nghiệp kiểm toán có thể xem xét thiết kế hoặc điều chỉnh các nguồn lực công nghệ nhất định để giảm rủi ro việc phụ thuộc quá mức, ví dụ:

• Trong quá trình phân tích dữ liệu, thay vì chỉ đưa ra những rủi ro tiềm tàng của sai sót trọng yếu, kiểm toán viên cần trả lời câu hỏi: "Dựa trên sự hiểu biết của kiểm toán viên, kiểm toán viên có đồng ý với kết quả nhận được không?"

• Trong quá trình “đối soát” (chẳng hạn như đối soát 3 bên), kiểm toán viên phải luôn xem xét cơ sở dẫn liệu cụ thể cần tập trung để giải quyết.

• Khi sử dụng công cụ để tính toán mức trọng yếu bằng cách sử dụng thông tin tài chính của đơn vị và ngành mà đơn vị hoạt động, yêu cầu kiểm toán viên phải giải thích khi thay đổi tiêu chí xác định mức trọng yếu và tỷ lệ phần trăm lựa chọn là phù hợp trong các trường hợp.

• Trong khi lập mô hình hoặc dự báo, kiểm toán viên cần hoàn thiện tài liệu làm việc về các thủ tục được thực hiện dựa trên tính chính xác và đầy đủ của dữ liệu.

Tăng cường đào tạo

Các doanh nghiệp kiểm toán có thể cân nhắc đưa những nội dung sau vào chương trình đào tạo của họ:

• “Cân nhắc việc áp dung công nghệ” trong tài liệu đào tạo để chứng minh tiêu chuẩn là giống nhau cho dù có sử dụng ATT hay không.

• Tầm quan trọng của thái độ hoài nghi nghề nghiệp khi sử dụng ATT và cảnh giác với xu hướng tự động hóa.

• Khi nào cần và làm thế nào để sử dụng ATT ở mức độ cần thiết trong việc thực hiện các thủ tục kiểm toán.

Xây dựng nhận thức và tận dụng các động cơ thúc đẩy hành vi

Ngoài việc đào tạo, các doanh nghiệp kiểm toán cũng xem xét các phương pháp tác động nhận thức về việc phụ thuộc quá mức có thể xảy ra khi áp dụng ATT và cung cấp các đề xuất về cách giải quyết khi xảy ra hiện tượng trên như: trao đổi thông qua hướng dẫn, tầm quan trọng của thái độ hoài nghi nghề nghiệp khi áp dụng ATT và sự tác động của ATT đến chất lượng kiểm toán.

Hiểu được khuynh hướng tự động hóa và xác định được những ưu thế cũng như những rủ ro tiềm tàng là những bước đầu tiên để có hướng giải quyết. Kiểm toán viên có thể thực hiện các bước để giảm thiểu rủi ro do thiên lệch tự động hóa khi áp dụng ATT bao gồm:

• Cảnh báo rõ cho nhóm kiểm toán về các trường hợp hoặc tình huống khi có lỗ hổng khi có sự  tăng lên của thiên lệch tự động hóa;

• Nhấn mạnh tầm quan trọng của các lời khuyên từ các thành viên có kinh nghiệm của nhóm kiểm toán trong việc lập kế hoạch và thực hiện các thủ tục kiểm toán.

Câu hỏi thường gặp: Giải quyết Rủi ro phụ thuộc quá mức về Công nghệ: Sử dụng ATT và Sử dụng thông tin do hệ thống của đơn vị tạo ra

Sự tham gia của các thành viên của nhóm kiểm toán có kỹ năng và kiến ​​thức chuyên môn hoặc chuyên gia soát xét công việc kiểm toán, để hỗ trợ nhóm kiểm toán về các lĩnh vực mang tính chủ quan hoặc phức tạp của cuộc kiểm toán. Hơn nữa, việc tuân thủ các ISA cũng giúp kiểm toán viên giải quyết rủi ro thiên lệch tự động hóa và sự phụ thuộc quá mức vào công nghệ khi sử dụng ATT.

Việc áp dụng xét đoán chuyên môn giúp kiểm toán viên giải quyết việc phụ thuộc quá mức

Kiểm toán viên được yêu cầu thực hiện các xét đoán chuyên môn trong suốt cuộc kiểm toán, như việc xác định:

• Trọng yếu;

• Đánh giá rủi ro;

• Nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán;

• Có cần phải thực hiện các công việc bổ sung để đạt được các mục tiêu của ISA hay không;

• Đánh giá các xét đoán của Ban Giám đốc trong việc áp dụng khuôn khổ lập báo cáo tài chính được áp dụng; và

• Tính hợp lý của các ước tính của Ban Giám đốc trong việc lập báo cáo tài chính.

Quý bạn đọc tải bản gốc Tiếng Anh tại đây!

Trích nguồn: ifac.org.vn
Số lượt đọc: 1453

Đánh giá bài viết
Kết quả