Để đáp ứng mục tiêu tăng cường hội nhập với khu vực ASEAN về lĩnh vực kế toán, kiểm toán và tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam (có chứng chỉ ASEAN CPA) được sang làm việc tại các nước trong khu vực ASEAN với tư cách là kế toán viên chuyên nghiệp nước ngoài có đăng ký (RFPA), Bộ Tài chính ban hành Thông báo số 786/TB-BTC ngày 05/11/2021 tới các ứng viên đáp ứng được tất cả các tiêu chuẩn nếu có nguyện vọng trở thành ASEAN CPA có thể gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký với Ủy ban điều phối kế toán viên chuyên nghiệp tiêu chuẩn ASEAN (ACPACC) (thông qua Ủy ban giám sát của Việt Nam thực hiện Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về dịch vụ kế toán, kiểm toán trong ASEAN).
Tiêu chuẩn của kế toán viên chuyên nghiệp tiêu chuẩn ASEAN và Quy trình đăng ký cũng như các nội dung liên quan được quy định tại Quyết định số 1529/QĐ-BTC ngày 09/08/2021 về việc bạn hành Quy chế đánh giá đối với kế toán viên chuyên nghiệp tiêu chuẩn ASEAN. Một số nội dung chính của Quy chế này (liên quan đến Thông báo số 786/TB-BTC) được tóm tắt như sau:
1. Có chứng chỉ kiểm toán viên Việt Nam hoặc chứng chỉ kế toán viên Việt Nam;
2. Có thời gian công tác thực tế về kế toán, kiểm toán, tài chính ít nhất ba (3) năm trong giai đoạn năm (5) năm liên tục kể từ khi được cấp bằng tốt nghiệp đại học tới thời điểm nộp đơn đăng ký công nhận là ASEAN CPA.
a. Về thời gian thực tế làm kế toán, kiểm toán, tài chính: Ứng viên phải có Giấy xác nhận thời gian công tác thực tế do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, đơn vị nơi ứng viên đã thực tế làm việc ký xác nhận (Phụ lục 4/ASEAN CPA).
b. Trường hợp cần làm rõ các thông tin trong hồ sơ đăng ký công nhận là ASEAN CPA, Ủy ban giám sát Việt Nam có quyền yêu cầu ứng viên giải trình hoặc cung cấp tài liệu (sổ bảo hiểm xã hội, tài liệu khác) phục vụ cho việc kiểm tra, đối chiếu, xác minh quá trình làm việc và các thông tin khác trong hồ sơ đăng ký công nhận là ASEAN CPA.
3. Tuân thủ và đảm bảo chương trình cập nhật kiến thức (CPD)
a. Mục tiêu của chương trình cập nhật kiến thức là tăng cường nhu cầu học tập lâu dài và cung cấp nền tảng kiến thức qua đó kế toán viên chuyên nghiệp có thể duy trì và nâng cao trình độ chuyên môn trong việc thực hiện công việc.
b. Mỗi ứng viên khi nộp hồ sơ đăng ký công nhận là ASEAN CPA phải đảm bảo các quy định hiện hành về yêu cầu giờ cập nhật kiến thức như áp dụng đối với người đăng ký hành nghề kế toán, người đăng ký hành nghề kiểm toán tại Việt Nam.
c. Chậm nhất là ngày 31/8 hàng năm, để duy trì chức danh ASEAN CPA thì mỗi ASEAN CPA phải đảm bảo quy định hiện hành về giờ cập nhật kiến thức tương tự như áp dụng đối với kế toán viên hành nghề, kiểm toán viên hành nghề tại Việt Nam và nộp báo cáo duy trì chức danh ASEAN CPA hàng năm cho Bộ Tài chính theo mẫu quy định tại Phụ lục số 7/ASEAN CPA ban hành kèm theo Quy chế này.
d. Giấy chứng nhận chức danh ASEAN CPA sẽ không còn hiệu lực nếu một trong các quy định sau đây không thỏa mãn:
e. Ứng viên khi nộp hồ sơ để được công nhận là ASEAN CPA và ASEAN CPA khi nộp báo cáo duy trì chức danh ASEAN CPA hàng năm phải cung cấp bằng chứng về việc tuân thủ các quy định về cập nhật kiến thức.
4. Không vi phạm nghiêm trọng các quy định về chuyên môn và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán của Việt Nam và quốc tế.
Hồ sơ đăng ký công nhận là ASEAN CPA gồm (Điều 10 của Quy chế):
Quy trình nộp hồ sơ (Điều 10 của Quy chế):
Địa chỉ liên hệ của Ủy ban Giám sát của Việt Nam (Điều 7 của Quy chế)
Ủy ban Giám sát của Việt Nam
Bộ Tài chính Việt Nam
28 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: + 84 024 22208020
Fax: + 024 22208020
Email: uybangiamsataseancpa@mof.gov.vn
Chi tiết Thông báo và Quy chế Đánh giá đối với kế toán viên chuyên nghiệp tiêu chuẩn ASEAN, vui lòng xem file đính kèm.